Theo thống kê của ngành lâm nghiệp Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có khoảng 152 ngàn hecta rừng lồ ô, tre, nứa. Trong đó, rừng tre, nứa, lồ ô thuần có khoảng 53 ngàn 293 hecta, tập trung chủ yếu ở huyện Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Tẻh. Đây là những huyện có tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số cao, nguồn lâm sản phụ này được xem là một trong phần thu nhập phụ của người dân.
Cây tre , nứa rất gần gũi với người Việt Nam
Thực tế, thời gian qua tổ chức Winrock International triển khai chương trình trồng tre gắn với bảo vệ môi trường tại huyện Đạ Tẻh. Nhờ có chương trình này, người dân phần nào đã hiểu được giá trị của cây tre, lồ ô. Do đó, đã phát triển trồng các loại này là cây trồng chính cho thu nhập ổn định. Theo nhiều nông dân, trồng tre, lồ ô thì, vốn đầu tư không cao, thời gian tái thu hoạch lại nhanh, rất phù hợp với những đất cằn cỗi, cây tre lại chống xói mòn rất tốt. “Chúng tôi đã thử nghiệm trên cái đất của Đạ Tẻh. Qua hai năm thí nghiệm, đã bắt đầu có nguồn thu về măng và sau 3 năm nữa thì chúng tôi sẽ có những sản phẩm bằng chất lượng của tre”, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ nhiệm Hợp Tác xã An Nghĩa, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh cho biết.
Tre, nứa còn gắn liền với lịch sử hào hùng của đất nước
Theo ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, tỉnh cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đứng ra hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh sẽ phát triển được 3.000 hecta tre nguyên liệu chất lượng cao.
Đồng thời tre, nứa còn là hướng làm giàu mới
Cũng
theo ông Minh, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các doanh nghiệp
để xây dựng liên minh sản xuất, giữa doanh nghiệp với dân phải xây dựng
được một giá sàn, mà giá sàn này phải được điều chỉnh theo hằng năm. Nếu
giá thị trường có dưới giá sàn thì doanh nghiệp vẫn phải mua giá của
dân theo giá sàn, nhưng nếu giá thị trường cao hơn giá sàn thì buộc phải
mua theo giá thị trường, như vậy mới ổn định được đầu ra cho người nông
dân. Hiện nay, việc khai nguồn tài nguyên gỗ từ rừng tự nhiên đã và
đang làm giảm môi trường sinh thái.
Với ưu thế trên thị trường của những sản phẩm từ tre, nguồn nguyên liệu rất thân thiện với môi trường thì rõ ràng cây tre không chỉ làm thay đổi nhận thức của người dân vùng sâu về giá trị vốn có mà giúp cải tạo các vùng đất nghèo kiệt, khu vực có điều kiện canh tác thấp, vùng sâu, vùng xa.
Đây cũng chính là cơ hội làm giàu mới của nông dân sinh sống tại những vùng khó khăn của Lâm Đồng.
Với ưu thế trên thị trường của những sản phẩm từ tre, nguồn nguyên liệu rất thân thiện với môi trường thì rõ ràng cây tre không chỉ làm thay đổi nhận thức của người dân vùng sâu về giá trị vốn có mà giúp cải tạo các vùng đất nghèo kiệt, khu vực có điều kiện canh tác thấp, vùng sâu, vùng xa.
Đây cũng chính là cơ hội làm giàu mới của nông dân sinh sống tại những vùng khó khăn của Lâm Đồng.
Cam Ly